Những thói quen gây hại cho phanh xe ô tô

Cập nhật lúc: 09:48 25/02/2019

http://xe.baogiaothong.vn/nhung-thoi-quen-co-ban-gay-hai-cho-phanh-xe-o-to-ban-can-biet-d407322.html

Những thói quen gây hại cho phanh xe ô tô

Thứ Bảy, 12/01/2019 09:58

Phanh tay ô tô có tác dụng giúp xe đứng yên khi đỗ nhưng cách sử dụng sai có thể khiến bộ phận này nhanh hỏng.

Keyword đầu tiên có dấu
 

Trong quá trình sử dụng phanh tay xe ô tô thường hay hỏng nếu dùng sai cách. Dấu hiệu bị hỏng có thể nhận biết như phanh mất bám, xe bị chệch hướng khi phanh, đặt chân phanh có cảm giác nặng... Một trong những nguyên nhân khiến phanh tay nhanh hỏng là do những thói quen sai lầm này của tài xế.

Về P trước khi phanh tay

Nhiều tài xế khi lái xe số tự động có thói quen về P, tắt máy rồi mới kéo phanh tay. Theo các chuyên gia, dù thói quen này mới không sao nhưng về lâu về dài sẽ gây ảnh hưởng tới "tuổi thọ" và độ bền của cơ cấu bánh răng cóc (chốt đỗ - parking pawl) bên trong hộp số. Nếu bánh răng cóc phải chịu toàn bộ khối lượng của chiếc xe lâu ngày dẫn đến bị mài mòn, thậm chí có thể bị phá vỡ nếu tác động mạnh.

Keyword đầu tiên có dấu
 

Quên hạ hoặc hạ chưa hết phanh tay

Với trường hợp người lái quên hạ hoặc hạ chưa hết phanh tay và cho xe vận hành sẽ khiến guốc phanh, má phanh vẫn còn áp sát vào tang trống, đĩa phanh. Ma sát lớn giữa má phanh và tang trống sinh nhiệt lớn khi xe chạy, làm má phanh có thể bị cháy. Bên cạnh đó, các hệ thống cảm biến gắn trên cụm phanh như hệ thống chống bó cứng phanh ABS cũng có thể bị hỏng. Tuy nhiên, điều nguy hiểm hơn là nhiệt phát sinh có thể làm sôi dầu phanh dẫn đến hậu quả là phanh mất tác dụng.

Keyword đầu tiên có dấu
 

Xe chưa dừng đã hạ phanh tay 

Trong trường hợp xe đang di chuyển hay chưa dừng lại hẳn, nếu người lái sơ suất kéo phanh tay, lực phanh tác động lên 2 bánh sau có thể dẫn đến hiện tượng trượt bánh, gây nguy hiểm. 

Keyword đầu tiên có dấu
 

Quên không kéo phanh tay khi đỗ xe

Một số tài mới thường quên hoặc chủ quan cho rằng khi đỗ xe, chuyển cần số về P thì xe sẽ đứng yên. Tuy nhiên, dù cần số đã chuyển về P, xe không thể di chuyển do hộp số giữ lại; nhưng có nhiều trường hợp xe đỗ tại những địa điểm có độ dốc lớn, xe chịu tải nặng hay vì lý do nào đó có thể gây sự cố, số P mất tác dụng và bánh răng cóc mòn nhanh. Lúc này nếu không gài phanh tay sẽ làm xe bị trôi, dễ xảy ra va chạm. Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn, khi sử dụng ô tô các lái xe nên tập thói quen kéo phanh tay khi dừng đỗ xe.

Nam Bá