(0262) 3877 449 (giờ hành chính) 0848 75 44 99 (ngoài giờ hành chính)
<Người có GPLX hạng B1 được điều khiển loại xe nào?>
Trọn gói: 19.500.000 đ
Ghi chú:
- 6 ảnh thẻ 3x4 nền xanh, chụp không quá 6 tháng (2 ảnh đối với hồ sơ hạng A1, có thể chụp trực tiếp tại phòng tuyển sinh).
- 2 bản sao căn cước công dân đối với hồ sơ A2, B1, B2, C, D, E.
1 bản sao đối với hồ sơ hạng A1.
(không cần công chứng)
- Giấy khám sức khỏe.
- Hồ sơ đăng ký (mua tại phòng đào tạo).
Điều kiện học lái xe hạng B1 với người bình thường:
- Học vấn: Bắt buộc phải biết nghe, đọc, nói, viết tiếng Việt Nam.
- Độ tuổi để học lái xe hạng B1 là người từ 18 tuổi trở lên.
- Tiêu chuẩn sức khỏe dành cho các ứng viên học, thi lấy giấy phép lái xe B1 đó là:
Người có sức khoẻ tốt, không mắc các bệnh nguy hiểm.
Cơ thể của người học phải bình thường, không bị dị tật, không bị thừa hay thiếu các bộ phận của các chi, không bị thừa, thiếu các ngón tay, ngón chân. Không bị teo cơ, không có tiền sử bị mắc các bệnh động kinh, không có dấu hiệu tâm thần, bệnh cần phải cách lý, bệnh gây nguy hiểm cho xã hội…….
Việc cấp giấy khám sức khoẻ này sẽ do bệnh viện, trung tâm y tế cấp quận, huyện, thành phố xác nhận dấu giáp lai, hình thẻ và xác nhận của bác sỹ chuyên khoa.
Quy định về sức khoẻ không cho phép những trường hợp sau đây được điều khiển xe:
Lưu ý: giấy khám sức khoẻ được công nhận khi thời gian khám không quá 3 tháng.
Điều kiện học lái xe hạng B1 với người khuyết tật:
- Học vấn: Bắt buộc phải biết nghe, đọc, nói, viết tiếng Việt Nam.
- Độ tuổi để học lái xe hạng B1 là người từ 18 tuổi trở lên.
- Tiêu chuẩn sức khỏe dành cho các ứng viên học, thi lấy giấy phép lái xe B1 đối với người khuyết tật đó là:
Từ ngày 1/6/2017, người khuyết tật nếu đáp ứng đủ về điều kiện sức khỏe sẽ được thi lấy bằng lái xe ô tô hạng B1 số tự động.
Điều này được quy định trong Thông tư 12/2017/TT-BGTVT được Bộ Giao thông Vận tải ban hành thay thế Thông tư số 58/2015/TT-BGTVT có hiệu lực từ 1/6 tới quy định về việc đào tạo, sát hạch đối với một số trường hợp đặc thù.
Cụ thể, tại khoản 2, điều 43 của thông tư này quy định:
Đào tạo để cấp giấy phép lái xe hạng B1 (ôtô chở người dưới 9 chỗ, xe tải dưới 3,5 tấn) số tự động cho người khuyết tật có đủ điều kiện điều khiển xe tập lái hạng B1 số tự động của cơ sở đào tạo.
Theo đó, người học lái xe số tự động B1 phải có đủ điều kiện, hồ sơ theo quy định, phải đăng ký học tại cơ sở đào tạo được phép đào tạo, phải học đủ thời gian, nội dung chương trình đào tạo theo quy định, được tự học các môn lý thuyết, nhưng phải được kiểm tra, cấp chứng chỉ đào tạo; cơ sở đào tạo sử dụng xe hạng B1 số tự động có đủ điều kiện của cơ sở đào tạo lái xe làm xe tập lái.
Đối với người khuyết tật không đủ điều kiện điều khiển xe tập lái hạng B1 số tự động của cơ sở đào tạo thì cơ sở đào tạo có thể sử dụng ô tô của người khuyết tật để làm xe tập lái. Ô tô của người khuyết tật phải có kết cấu phù hợp với việc điều khiển của người khuyết tật, bảo đảm các điều kiện theo quy định của Nghị định số 65/2016/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe.
Việc sát hạch để cấp giấy phép lái xe hạng B1 số tự động cho người khuyết tật, tại điều 44 quy định người dự sát hạch có đủ điều kiện điều khiển xe sát hạch hạng B1 số tự động của trung tâm sát hạch sẽ sử dụng loại xe này để thi.
Những người khuyết tật không đủ điều kiện điều khiển có thể sử dụng ô tô của người khuyết tật để làm xe sát hạch. Ô tô của người khuyết tật phải có kết cấu phù hợp với việc điều khiển của người khuyết tật, bảo đảm các điều kiện theo quy định của Nghị định số 65/2016/NĐ-CP.
Để đủ điều kiện tham gia thi giấy phép lái xe hạng B1, người khuyết tật cũng phải trải qua các bước khám sức khỏe và đáp ứng yêu cầu về sức khỏe được quy định tại Thông tư liên tịch24/2015/TTLT-BYT-BGTVT về tiêu chuẩn sức khỏe đối với người lái xe do liên Bộ GTVT - Y tế ban hành.
Do đó, người lái xe hạng B1 phải khai đủ tiền sử, bệnh sử của gia đình và qua vòng kiểm tra của bác sĩ, sau đó mới được khám 8 chuyên khoa lâm sàng như tâm thần, thần kinh, mắt, tai - mũi - họng, tim mạch, hô hấp, cơ xương khớp và chuyên khoa nội tiết (phụ nữ có thêm khoa thai sản).
Quy định về sức khoẻ không cho phép những trường hợp sau đây được điều khiển xe:
Lưu ý: giấy khám sức khoẻ được công nhận khi thời gian khám không quá 3 tháng.